Lương Ngoại: Điểm sáng phong trào học tập trong gia đình và dòng họNgày 22/12/2014 11:07:23 (THO) - Nhằm đưa phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập của xã phát triển, trong những năm qua Hội Khuyến học (HKH) xã Lương Ngoại (Bá Thước) luôn chú trọng công tác phát triển hội viên, xây dựng tổ chức hội.Đến nay, tổ chức hội đã phủ kín 100% thôn, bản với 10 chi hội, thu hút gần 900 hội viên tham gia. Cùng với xây dựng tổ chức hội, HKH xã đã phát động nhiều phong trào thi đua giữa các chi hội, gia đình và dòng họ, như: Đóng góp xây dựng quỹ hội, xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học... Ngoài ra, mùng 4 Tết hằng năm, HKH xã tổ chức gặp mặt động viên các sinh viên có thành tích học tập tốt. Thông qua các phong trào này, công tác KHKT trên địa bàn xã không ngừng phát triển, số gia đình đăng ký phấn đấu trở thành gia đình hiếu học tăng cao. Nếu như năm 2009 có hơn 400 gia đình đăng ký thì đến năm 2014 tăng lên hơn 850 gia đình. Phong trào xây dựng gia đình hiếu học phát triển mạnh đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển dòng họ hiếu học, khu dân cư hiếu học. Đến nay toàn xã có 7/7 khu dân cư đăng ký khu dân cư hiếu học, trong đó 5 khu dân cư đạt tiêu chí là các thôn: Giầu Cả, Đạo, Cốc Cáo, Dần Long và Ngọc Sinh; 8/8 dòng họ đạt danh hiệu dòng họ hiếu học, trong đó có 3 dòng họ tiêu biểu là: Trương Công, Trương Văn, Trương Xuân. Bác Trương Công Vanh, trưởng họ Trương Công, thôn Đạo cho biết: Trước đây trong họ có 6/15 hộ nghèo, con cháu trong họ không ai học lên được đại học. Sau khi tham gia các lớp tập huấn, được cán bộ HKH xã, huyện động viên đi học và học làm kinh tế. Đến nay, trong họ có trên 10 cháu theo học đại học, tiêu biểu như cháu Trương Công Thắng có bằng thạc sĩ và đang làm việc tại Hà Nội. Trong họ không còn hộ nghèo, thu nhập trung bình đạt từ 60-70 triệu đồng/hộ/năm, có hộ đạt từ 150-160 triệu đồng/năm. Cũng như dòng họ Trương Công, dòng họ Bùi, thôn Đạo trước đây không có người học lên THPT, đời sống gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ HKH, con cháu trong họ đã nhận rõ vai trò của việc học tập suốt đời là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đến nay, dòng họ có hơn 10 cháu học đại học; mọi người trong họ tích cực tham gia các lớp học tập tại trung tâm học tập cộng đồng xã, nhằm trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm phát triển kinh tế để áp dụng vào quá trình trồng trọt, chăn nuôi. Bà Phạm Thị Cúc, chủ tịch HKH xã Lương Ngoại, cho biết: Những năm gần đây, phong trào KHKT của xã phát triển vượt bậc, ngày càng đi vào chiều sâu. Trong năm 2014, HKH xã đã phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng xã mở lớp xóa mù chữ cho 24 người chưa biết chữ ở Thôn Công với thời gian 6 tháng. Đến nay, hầu hết người dân trong xã đều biết chữ, 100% trẻ ra lớp 1 đúng độ tuổi, không còn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Từ một xã không có người học đại học đến nay toàn xã đã có trên 40 người có trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm qua từng năm, đến nay còn 20%. Tiêu biểu như thôn Giầu Cả 100% hộ thoát nghèo bền vững. HKH cũng chú trọng công tác xây dựng quỹ khuyến học, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ bằng nhiều hình thức, như: Góp thóc, góp tiền nhằm động viên khuyến khích những học sinh, giáo viên, gia đình, dòng họ đạt thành tích cao trong công tác KHKT. Từ các hoạt động KHKT đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân trong xã nâng cao ý thức, quan tâm chăm lo cho con cái học hành, hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. .Bài và ảnh: Thùy Linh
Đăng lúc: 22/12/2014 11:07:23 (GMT+7) (THO) - Nhằm đưa phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập của xã phát triển, trong những năm qua Hội Khuyến học (HKH) xã Lương Ngoại (Bá Thước) luôn chú trọng công tác phát triển hội viên, xây dựng tổ chức hội.
Đến nay, tổ chức hội đã phủ kín 100% thôn, bản với 10 chi hội, thu hút gần 900 hội viên tham gia. Cùng với xây dựng tổ chức hội, HKH xã đã phát động nhiều phong trào thi đua giữa các chi hội, gia đình và dòng họ, như: Đóng góp xây dựng quỹ hội, xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học... Ngoài ra, mùng 4 Tết hằng năm, HKH xã tổ chức gặp mặt động viên các sinh viên có thành tích học tập tốt. Thông qua các phong trào này, công tác KHKT trên địa bàn xã không ngừng phát triển, số gia đình đăng ký phấn đấu trở thành gia đình hiếu học tăng cao. Nếu như năm 2009 có hơn 400 gia đình đăng ký thì đến năm 2014 tăng lên hơn 850 gia đình. Phong trào xây dựng gia đình hiếu học phát triển mạnh đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển dòng họ hiếu học, khu dân cư hiếu học. Đến nay toàn xã có 7/7 khu dân cư đăng ký khu dân cư hiếu học, trong đó 5 khu dân cư đạt tiêu chí là các thôn: Giầu Cả, Đạo, Cốc Cáo, Dần Long và Ngọc Sinh; 8/8 dòng họ đạt danh hiệu dòng họ hiếu học, trong đó có 3 dòng họ tiêu biểu là: Trương Công, Trương Văn, Trương Xuân. Bác Trương Công Vanh, trưởng họ Trương Công, thôn Đạo cho biết: Trước đây trong họ có 6/15 hộ nghèo, con cháu trong họ không ai học lên được đại học. Sau khi tham gia các lớp tập huấn, được cán bộ HKH xã, huyện động viên đi học và học làm kinh tế. Đến nay, trong họ có trên 10 cháu theo học đại học, tiêu biểu như cháu Trương Công Thắng có bằng thạc sĩ và đang làm việc tại Hà Nội. Trong họ không còn hộ nghèo, thu nhập trung bình đạt từ 60-70 triệu đồng/hộ/năm, có hộ đạt từ 150-160 triệu đồng/năm. Cũng như dòng họ Trương Công, dòng họ Bùi, thôn Đạo trước đây không có người học lên THPT, đời sống gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ HKH, con cháu trong họ đã nhận rõ vai trò của việc học tập suốt đời là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đến nay, dòng họ có hơn 10 cháu học đại học; mọi người trong họ tích cực tham gia các lớp học tập tại trung tâm học tập cộng đồng xã, nhằm trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm phát triển kinh tế để áp dụng vào quá trình trồng trọt, chăn nuôi. Bà Phạm Thị Cúc, chủ tịch HKH xã Lương Ngoại, cho biết: Những năm gần đây, phong trào KHKT của xã phát triển vượt bậc, ngày càng đi vào chiều sâu. Trong năm 2014, HKH xã đã phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng xã mở lớp xóa mù chữ cho 24 người chưa biết chữ ở Thôn Công với thời gian 6 tháng. Đến nay, hầu hết người dân trong xã đều biết chữ, 100% trẻ ra lớp 1 đúng độ tuổi, không còn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Từ một xã không có người học đại học đến nay toàn xã đã có trên 40 người có trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm qua từng năm, đến nay còn 20%. Tiêu biểu như thôn Giầu Cả 100% hộ thoát nghèo bền vững. HKH cũng chú trọng công tác xây dựng quỹ khuyến học, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ bằng nhiều hình thức, như: Góp thóc, góp tiền nhằm động viên khuyến khích những học sinh, giáo viên, gia đình, dòng họ đạt thành tích cao trong công tác KHKT. Từ các hoạt động KHKT đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân trong xã nâng cao ý thức, quan tâm chăm lo cho con cái học hành, hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. .Bài và ảnh: Thùy Linh
|